Xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, có nên không?

Rate this post

Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là một ý tưởng thiết kế nhận được nhiều đánh giá trái chiều. Mọi người thường cho rằng xây nhà vệ sinh ở vị trí này sẽ tiết kiệm diện tích và tối ưu không gian. Ngược lại, những người phản đối lại cho rằng làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là không hợp phong thủy, có thể ảnh hưởng xấu đến gia đình.

Thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang như thế nào?

Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang được thiết kế với mục đích tận dụng khoảng không gian trống dưới gầm cầu thang để làm nhà vệ sinh. Kiểu thiết kế này phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, vì việc làm một khu vệ sinh riêng sẽ chiếm diện tích đáng kể.

Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản là chiều cao và chiều rộng của cầu thang phải có diện tích rộng rãi mới đủ điều kiện xây nhà vệ sinh.

Giải pháp xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có đáng thử không?

Lợi ích của việc xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Giúp tối ưu hóa không gian hiệu quả: Với những công trình nhà ống, nhà cao tầng chật hẹp thì việc tận dụng không gian dưới gầm cầu thang là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, bạn phải xem xét diện tích gầm cầu thang có đủ rộng để lắp đặt bồn rửa và bồn cầu không, xấp xỉ 1m2 là phù hợp.

Đảm bảo quyền riêng tư: Trong trường hợp bạn bè, đồng nghiệp hoặc khách hàng đến thăm nhà bạn cần giải quyết nhu cầu, bạn có thể sử dụng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, không cần phải đi sâu vào trong nhà, hoặc lên các tầng trên. Như vậy, làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ giữ được sự riêng tư rất tốt cho các thành viên trong gia đình.

Nâng cao tính thẩm mỹ: Có thể nói, việc làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là điểm nhấn độc đáo của thiết kế so với không gian tổng thể của ngôi nhà, nhờ sự sắp xếp khéo léo giữa các vật dụng, thiết bị nội thất.

Bất lợi nếu xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Theo quan niệm của Phong thủylàm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có những điểm không tốt:

Ảnh hưởng sức khỏe: Cầu thang được ví như “xương sống” của ngôi nhà và luân chuyển sinh khí giữa các tầng. Vì vậy, việc xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ khiến cho quá trình thu hút sinh khí tốt bị giảm sút, khiến sức khỏe của mọi người trong gia đình bị giảm sút.

Mang lại xui xẻo: Nhà vệ sinh là nơi sinh ra nhiều âm khí, chất thải ô nhiễm và nhiều vi khuẩn. Kê nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cũng đồng nghĩa với việc bạn đang giẫm phải những điều xui xẻo, không may mắn.

Tạo xung đột: Nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang sẽ sinh ra nhiều âm khí, mà âm khí lan tràn ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của mọi người trong nhà, dễ nảy sinh mâu thuẫn, nội tâm bất hòa.

Không hợp ngũ hành nếu xây gần bếp: Theo ngũ hành, nhà vệ sinh thuộc Thủy, bếp thuộc Hỏa, không nên đặt cạnh nhau vì tương khắc.

Những điều cần lưu ý khi xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Để việc vệ sinh dưới gầm cầu thang diễn ra suôn sẻ, bạn cần chú ý một số điều dưới đây:

Tìm hiểu thêm về phong thủy: Khi làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, bạn nên chọn hướng nhà vệ sinh phù hợp với phong thủy. Là chọn những hướng khí hậu không thuận lợi, nhưng tạo được sự hài hòa về âm dương. Chính điều này đã giúp cho việc xây dựng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang vừa không ảnh hưởng đến yếu tố phong thủy của ngôi nhà, vừa tận dụng được không gian trống một cách hiệu quả.

Sử dụng đá thạch anh: Có thể dùng một số loại thạch anh có dương khí mạnh để đặt trong nhà vệ sinh, nhằm hóa giải âm khí, khắc phục những điềm xấu trong nhà.

Xây một nhà vệ sinh nhỏ: Diện tích gầm cầu thang thường không quá rộng và hơi bí nên tốt nhất bạn nên xây nhà vệ sinh có kết cấu nhỏ gọn. Chỉ sử dụng nơi này để đi vệ sinh, rửa tay chân, không nên dùng làm nơi tắm rửa chung cho cả gia đình.

Xử lý mùi: Bạn nên dùng các chất tẩy rửa để cọ rửa, vệ sinh bồn cầu, vì lâu ngày dễ sinh nhiều vi khuẩn, nấm mốc. Mùi hôi từ nhà vệ sinh không chỉ ảnh hưởng đến không khí các khu vực xung quanh mà còn lan theo đường ống thoát khí lên các tầng trên, gây khó chịu.
Tập trung vào tính thẩm mỹ: Làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang ngoài việc quan tâm đến vấn đề phong thủy, bạn cũng cần chú ý đến tính thẩm mỹ. Hãy trang trí sao cho đơn giản, hài hòa, không quá phô trương, rối rắm.

Ánh sáng: Đây là yếu tố quan trọng, quyết định không gian có thoáng, có mở hay không. Vì vậy, ở những nơi khuất như nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cần được thiết kế đảm bảo đủ ánh sáng, để bạn luôn cảm thấy thoải mái khi sử dụng.

Một số thiết kế phòng tắm ấn tượng dưới gầm cầu thang

Mẫu thiết kế đẹp, hiện đại với tông màu trắng chủ đạo, cùng các thiết bị nội thất được bố trí rất hợp lý, khoa học, tạo cảm giác thoải mái nhất cho người sử dụng.

Thiết kế thời trang độc đáo phù hợp với những đối tượng không thích những thứ nhàm chán, tẻ nhạt. Chỉ cần sử dụng sơn có màu sắc nổi bật kết hợp với gạch lát nền và tường sáng tạo, phối màu linh hoạt là bạn đã tạo ra một căn phòng như ý.

Mẫu thiết kế theo phong cách tối giản chú trọng loại bỏ những chi tiết rườm rà, tập trung vào bố cục tổng thể để tối ưu không gian nhất có thể với những vật dụng cơ bản và thiết thực.

Các thiết kế sử dụng vách kính ngăn cách không gian vệ sinh và nơi rửa tay, tắm rửa riêng không chỉ tiện lợi trong quá trình sử dụng mà còn tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng.

Leave a Comment